Được xem là một trong những yếu tố cốt lõi của triết học phương Đông, học thuyết Âm Dương đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống. Vậy Thuyết Âm Dương là gì? Các quy luật căn bản trong học thuyết Âm Dương gồm có gì? Tìm hiểu ứng dụng thuyết Âm Dương trong đời sống theo bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu học thuyết Âm Dương là gì?

Thuyết Âm Dương là gì?

Định nghĩa về học thuyết Âm Dương

Học thuyết Âm Dương là học thuyết dùng để lý giải cho sự vận động và biến hóa không ngừng của vạn vật: biến hoá - phát sinh - phát triển - tiêu vong.

Âm dương là thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó phản ánh hai mặt luôn đối lập nhưng lại thống nhất với nhau, cùng tồn tại và phát triển.

Âm là đại diện cho sự yếu mềm, lạnh lẽo, tính hướng xuống trong thiên địa.

  • Về tự nhiên, âm là mặt trăng, ban đêm, lạnh lẽo, bóng tối,…
  • Về con người, âm đại diện cho nữ giới.

Dương là đại diện cho sự mạnh mẽ, tính hướng lên trong thiên địa.

  • Về tự nhiên, dương là mặt trời, ban ngày, nắng ấm, ánh sáng,…
  • Về con người, dương đại diện cho nam giới.

Biểu tượng của thuyết Âm Dương

Biểu tượng của thuyết Âm Dương là mô hình Thái Cực Đồ hay còn được gọi là vòng tròn Âm Dương.

vòng tròn Âm Dương là biểu tượng của thuyết Âm Dương

Ảnh vòng tròn Âm Dương là biểu tượng của thuyết Âm Dương

Vòng tròn âm dương là đại diện cho sự phát triển, vận động của vạn vật trong vũ trụ nhưng đều chỉ mang tính tương đối. Thể hiện trong nửa màu trắng của vòng tròn này có một chấm đen, nửa màu đen lại có một chấm trắng. Điều này cho thấy, trong âm có dương và trong dương có âm. Do vậy, không có gì là dương tuyệt đối, cũng không có gì là âm tuyệt đối.

Các quy luật căn bản trong học thuyết Âm Dương

Trong học thuyết Âm Dương có 4 quy luật căn bản: đối lập, hỗ căn, tiêu trưởng, bình hành.

Âm Dương đối lập

Quy luật này cho rằng hai mặt của âm dương luôn tồn tại sự mâu thuẫn và ức chế lẫn nhau. Trong giới tự nhiên, chúng hoàn toàn đối lập nhau về mặt bản chất, có yếu tố này thì sẽ không có yếu tố kia. Ví dụ như sự đối lập giữa ngày và đêm.

Âm Dương hỗ căn

Quy luật âm dương hỗ căn chính là sự nương tựa lẫn nhau để cùng tồn tại. Hai mặt âm dương tuy đối lập với nhau nhưng phải nương tựa lẫn nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai mặt đều là tích cực của sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển được.

Âm Dương tiêu trưởng

Quy luật tiêu trưởng của học thuyết âm dương phản ánh sự phát triển và tiêu vong, nó nói lên mối quan hệ chuyển hóa giữa hai mặt của âm dương.

Ví dụ như khí hậu 4 mùa trong năm luôn thay đổi từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh. Từ lạnh sang nóng là quá trình “âm tiêu dương trưởng”, từ nóng sang lạnh là quá trình “dương tiêu âm trưởng” do đó có khí hậu mát, lạnh, ấm và nóng.

quy luật Âm Dương tiêu trưởng nói lên mối quan hệ chuyển hóa giữa hai mặt của âm dương

Ảnh quy luật Âm Dương tiêu trưởng nói lên mối quan hệ chuyển hóa giữa hai mặt của âm dương

Âm Dương bình hành

Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng, nhưng luôn lặp lại được thế thăng bằng, thế quân bình giữa hai mặt. Khi hai mặt âm -  dương mất thăng bằng sẽ phản ánh sự mâu thuẫn thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau.

Ứng dụng thuyết Âm Dương trong đời sống

Trên thực tế, thuyết Âm Dương vẫn luôn tồn tại trong đời sống chúng ta mỗi ngày và được đưa vào những ứng dụng quan trọng, mang lại giá trị về sức khỏe, vật chất lẫn tinh thần.

Ứng dụng thuyết Âm Dương vào phong thủy

Vai trò của thuyết Âm Dương trong phong thủy:

  • Giúp luận đoán thiên địa nhân
  • Giúp luận đoán phương pháp cải vận bổ khuyết
  • Giúp luận đoán hung cát trong phong thủy số

Ứng dụng thuyết Âm Dương vào đông y

Trong cấu tạo cơ thể và sinh lý

Học thuyết âm dương chia các cơ quan trong cơ thể thành phần âm và dương như sau:

  • Âm: Tạng, bụng, kinh âm, huyết,…
  • Dương: Phủ, khí, lưng, kinh dương, ngoài…

Trong đó, tạng thuộc phần âm nhưng do tính chất trong âm có dương nên y học cổ truyền còn chia thành phế âm, phế khí, thận dương, tâm khí, can khí… Còn phủ thuộc dương vì trong dương có âm nên chia thành vị âm và vị hỏa…

Vật chất dinh dưỡng thuộc âm, cơ năng hoạt động thuộc dương.

Về quá trình phát sinh và phát triển của bệnh tật

Bệnh tật phát sinh do sự mất thăng bằng về âm dương trong cơ thể được biểu hiện bằng thiên thắng hay thiên suy:

Thiên thắng:

  • Dương thắng sẽ khiến gây ra các chứng nhiệt như sốt, khát nước, táo bón,…
  • Âm thắng sẽ gây ra các chứng hàn như lạnh toát cơ thể,…

Thiên suy:

  • Dương suy sẽ khiến não suy, xảy ra tình trạng hưng phấn thần kinh thái quá,…
  • Âm suy sẽ khiến cơ thể mất nước, ức chế thần kinh bị giảm,…

Về chuẩn đoán bệnh

Dựa vào 4 phương pháp khám bệnh: nhìn (vọng), nghe (văn), hỏi (vấn) sờ nắn, xem mạch (thiết) để khai thác các triệu chứng thuộc hàn hay nhiệt, hư hay thực của các tạng phủ kinh lạc.

Dựa vào 8 cương lĩnh để đánh giá vị trí nông sâu của bệnh, tính chất của bệnh, trạng thái người bệnh và xu thế chung nhất của bệnh tật. Bao gồm Biểu - Lý, Hư - Thực, Hàn - Nhiệt, Âm - Dương.

  • Bệnh ở Thực, Biểu, Nhiệt sẽ thuộc về Dương.
  • Bệnh ở Hàn, Hư, Lý sẽ thuộc về Âm.
8 cương lĩnh chuẩn đoán bệnh

Ảnh 8 cương lĩnh chuẩn đoán bệnh

Dựa vào tứ chẩn để khai thác triệu chứng và căn cứ vào bát cương bệnh tật được quy thành các hội chứng thiên thắng hay thiên suy về âm dương của các tạng phủ, kinh lạc…

Về chữa bệnh và các phương pháp chữa bệnh

Chữa bệnh là việc điều hoà lại sự mất thăng bằng về âm dương của cơ thể, tùy theo tình trạng hư, thực, hàn, nhiệt của bệnh bằng các phương pháp khác nhau như: dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, khí công…

Về thuốc được chia làm hai loại:

  • Thuốc lạnh, mát (hàn, lương) thuộc âm để chữa bệnh nhiệt thuộc dương.
  • Thuốc nóng, ấm (nhiệt, ôn) thuộc dương để chữa bệnh hàn thuộc âm.

Về châm cứu:

  • Bệnh nhiệt dùng châm, bệnh hàn dùng cứu; bệnh hư thì bổ, bệnh thực thì tả.
  • Nếu bệnh ở tạng (thể âm) thì dùng các huyệt Du ở sau lưng (mang yếu tố dương), bệnh ở phủ (thể dương) thì ấn vào các huyệt Mộ (mang yếu tố âm). Việc châm cứu được thực hiện theo nguyên tắc tác động vào dương để chữa âm và tác động vào âm để chữa dương.

Trên là nội dung giải đáp cho câu hỏi “Học thuyết Âm dương là gì?”, hy vọng chúng tôi https://batdongsan.co/ đã cung cấp đủ thông tin cần thiết cho bạn đọc. Và tiếp tục theo dõi chúng tôi nhé!