Hầu hết chúng ta đều nghe qua việc sử dụng bản đồ bất động sản để tìm kiếm hoặc xem vị trí bất động sản đó có thuận lợi hay không. Vậy bản đồ bất động sản là gì? Bản đồ bất động sản có bao nhiêu loại?. Ý nghĩa của những ký tự của bản đồ quy hoạch bất động sản là gì?. Nội dung dưới đây sẽ giải đáp những vấn đề trên.

Hầu hết chúng ta đều nghe qua việc sử dụng bản đồ bất động sản để tìm kiếm hoặc xem vị trí bất động sản đó có thuận lợi hay không. Vậy bản đồ bất động sản là gì? Bản đồ bất động sản có bao nhiêu loại?. Ý nghĩa của những ký tự của bản đồ quy hoạch bất động sản là gì?. Nội dung dưới đây sẽ giải đáp những vấn đề trên.
1. Bản đồ bất động sản là gì?
- Bản đồ bất động sản là nơi tập hợp tất cả các bất động sản có trên thị trường hiện nay. Tùy vào việc lựa chọn vùng mà bản đồ bất động sản sẽ hiện lên những vùng tương ứng.
- Bản đồ bất động sản còn cho ta biết kích thước, tọa độ và hiện trạng ( nhà ở, đất rừng, đất thổ cư,..) của bất động sản.
2. Các loại bản đồ bất động sản
2.1 Bản vẽ Vị trí - Hiện trạng
- Loại bản vẽ này thể hiện 02 đặc điểm của 01 khu đất là “Hiện trạng” và “Vị trí” để phục vụ cho nhiều mục đích như làm sổ, giao đất… Do những mục đích khác nhau, người ta có thể làm bản vẽ Vị trí và bản vẽ Hiện trạng riêng, hoặc gom chung thành 01 bản vẽ trong đó thể hiện cả Hiện trạng và Vị trí của khu đất.
+ Hiện trạng: Thể hiện hiện trạng của khu đất ngay tại thời điểm vẽ. Ví dụ nếu bản vẽ tại thời điểm 1 tuần trước có con đường, bản vẽ tuần này không còn con đường đó nữa, vậy nghĩa là con đường đó mới bị bỏ.
+ Vị trí: Thể hiện vị trí của khu đất, kèm theo bảng tọa độ gọi là tọa độ gốc ranh.
2.2 Bản vẽ Quy hoạch
Bản đồ này thể hiện quy hoạch của một khu vực nào đó là loại đất gì

Ảnh bản vẽ quy hoạch
+ Quy hoạch Định hướng không gian: là loại có thời hạn và tầm nhìn trong nhiều năm tới, dùng để mô tả 1 cách tổng thể là khu vực nào sẽ làm cái gì. Loại bản vẽ này có nhiều tỉ lệ như 1/20.000, 1/10.000, 1/5.000, tỉ lệ càng cao thì mức độ chính xác về vị trí càng thấp. Các con đường vẽ trong bản đồ này nếu áp lên thực tế có thể lệch cả trăm mét.
+ Quy hoạch 1/2000: là loại do nhà nước duyệt, có tính pháp lý để tham khảo. Độ chính xác cao hơn, vị trí các con đường lớn chính xác đến centimet. Loại này được tách thành nhiều loại theo thời gian (hiện trạng, ngắn hạn, dài hạn) hoặc theo chức năng (sử dụng đất, giao thông, mạng lưới cấp nước, điện, cầu, đường ống…).
+ Quy hoạch 1/500: Được xây dựng trên cơ sở 1/2000 nhưng chi tiết hơn, rõ ràng đến từng tuyến đường nhỏ và các lô đất bên trong. Quy hoạch 1/500 do doanh nghiệp tự lập và có thể điều chỉnh trong phạm vi được cho phép. Quy hoạch 1/500 quan trọng nhất mà khách hàng cần quan tâm là loại Quy hoạch phân lô.
- Ví dụ: Quy hoạch 1/2000 quy định mục đích sử dụng đất của 1 ô phố là đất ở, còn chi tiết phân lô trong đó như thế nào là do quy hoạch 1/500 quyết định. Lô to hay nhỏ tùy vào doanh nghiệp làm.
2.3 Bản đồ địa chính
- Bản đồ địa chính gần giống với bản đồ vị trí, khác biệt ở chỗ bản đồ vị trí thường chỉ vẽ 1 thửa đất cụ thể, còn bản đồ địa chính là nhiều thửa đất cùng một lúc. Bản đồ địa chính được hình thành theo hai cách:
+ Cách 1 – Dạng hợp thức hóa: Trường hợp này xảy ra khi đất dân đã có sẵn, nhưng lại chưa có bản đồ. Quá trình làm sổ thì cơ quan nhà nước sẽ đo và lập bản vẽ theo từng đợt, thửa to hay thửa nhỏ tùy vào hiện trạng dân đang ở như thế nào. Đo xong thì hợp thức hóa, gọi là “hợp thức hóa hiện trạng”.

Ảnh Bản đồ địa chính
+ Cách 2 – Dạng đo vẽ theo yêu cầu doanh nghiệp để cấp sổ mới: Trường hợp này là trong Dự án, doanh nghiệp sau khi có 1/500, làm hạ tầng xong, sẽ đề nghị nhà nước đến đo vẽ lại các thửa để cấp sổ.
- Trường hợp doanh nghiệp làm Dự án thì họ sẽ mua tất cả đất theo bản đồ hình thành ở cách 1, sau đó xóa đi, phân lô theo cách mới ở quy hoạch 1/500, làm hạ tầng, xong đề nghị nhà nước đo vẽ lại tạo ra bản đồ giải thửa mới.
- Trường hợp cá nhân tự phân lô để bán thì thường họ sẽ gom mấy miếng đất đã có sẵn theo cách 1, rồi trổ con đường, tự cắm mốc phân lô, xong đề nghị nhà nước hợp thức hóa theo hiện trạng.
- Như vậy, doanh nghiệp làm dự án thì phải lập quy hoạch 1/500 theo quy chuẩn quy hoạch; còn cá nhân thì làm theo dạng tự phân lô và hợp thức hóa theo quy định về phân lô, dễ hơn so với quy chuẩn quy hoạch.
3. Ý nghĩa của những ký tự trên bản đồ quy hoạch bất động sản
- Dưới đây là những ký tự, màu sắc thường gặp trên bản đồ quy hoạch bất động sản:
Đất chuyên trồng lúa nước | LUC | Đất cơ sở y tế | DYT |
Đất bằng trồng cây hàng năm khác | BHK | Đất cơ sở văn hóa | DVH |
Đất trồng cây lâu năm | CLN | Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao | DTT |
Đất nuôi trồng thủy sản | NTS | Đất chợ | DCH |
Đất nông nghiệp khác | NKH | Đất công trình năng lượng | DNL |
Đất quốc phòng | CQP | Đất bưu chính viễn thông | DBV |
Đất an ninh | CAN | Đất giao thông | DGT |
Đất khu công nghiệp | SKK | Đất thủy lợi | DTL |
Đất thương mại dịch vụ | TMD | Đất tôn giáo | TON |
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp | SKC | Đất nghĩa trang, nghĩa địa | NTD |
Đất cho hoạt động khoáng sản | SKS | Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ | SKX |
Đất có di tích lịch sử văn hóa | DDT | Đất sinh hoạt cộng đồng | DSH |
Đất bãi thải xử lý chất thải | DRA | Đất khu vui chơi giải trí, công cộng | DKV |
Đất ở tại đô thị | ODT | Đất tín ngưỡng | TIN |
Đất ở tại nông thôn | ONT | Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối | SON |
Đất trụ sở cơ quan | TSC | Đất có mạch nước chuyên dụng | MNC |
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp | DTS | Đất phi nông nghiệp khác | PNK |
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo | DGD | Đất bằng chưa sử dụng | BCS |
Tóm lại, xem bản đồ bất động sản giúp chúng ta thấy được tình trạng của bất động sản. Các nhà đầu tư cần phải hiểu rõ những ký tự của bản đồ bất động sản để không bị nhầm lẫn giữa các bất động sản với nhau.
Hãy theo dõi thêm nhiều thông tin liên quan đến bất động sản trên trang Batdongsan.Co - một giải pháp chuyên cung cấp đầy đủ thông tin về sự kiện, dự án, các xu hướng nhà ở giúp cho mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.