Hiện nay, bất động sản là thuật ngữ ngày càng quen thuộc, nhưng những thuật ngữ tiếng anh trong ngành bất động sản ắt hẳn sẽ có một số người chưa biết. Vậy bất động sản tiếng anh là gì?, phân biệt giữa bất động sản và động sản?, những khái niệm liên quan đến bất động sản? Những thuật ngữ tiếng anh liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Nội dung dưới đây sẽ giải đáp cho câu hỏi trên.

Tiếng anh về bất động sản

Hiện nay, bất động sản là thuật ngữ ngày càng quen thuộc, nhưng những thuật ngữ tiếng anh trong ngành bất động sản ắt hẳn sẽ có một số người chưa biết. Vậy bất động sản tiếng anh là gì?, phân biệt giữa bất động sản và động sản?, những khái niệm liên quan đến bất động sản? Những thuật ngữ tiếng anh liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Nội dung dưới đây sẽ giải đáp cho câu hỏi trên.

1. Bất động sản tiếng anh là gì?

Trong tiếng anh, bất động sản được dịch thành “real property” hay “real estate”. Là cụm từ ngược nghĩa với động sản “personal property”.

- Ví dụ như một căn nhà, mảnh đất được chuyển nhượng cho chủ sở hữu khác phải bao gồm cả phần đất và căn nhà được xây dựng – BĐS. Những đồ nội thất, trang trí bên trong căn nhà có thể mang đi đến người khác sở hữu. Nhưng không có bất kỳ sự liên quan đến đất đai dưới căn nhà – động sản.

2. Phân biệt bất động sản và động sản

Cụm từ “real estate” and “ personal property” có nghĩa hoàn toàn khác nhau, được tách riêng biệt, rỏ ràng theo những quy định của pháp luật.

 

Bất động sản

(real estate)

Động sản

(personal property)

Đối tượng

- Đất đai

- Nhà ở, các công trình xây dựng gắn liền với đất đai

- Các tài sản khác gắn với đất đai, nhà, công trình xây dựng

- Ngoài những tài sản được kể trên, có một số tài sản vô hình được gắn liền với đất đai như là: Quyền sử dụng đất, quyền thế chấp đất,... cũng sẽ được coi là bất động sản theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản.

- Đối tượng mà được xếp vào là động sản có phạm vi khá là rộng.

- Bộ luật dân sự 2015 không có các quy định về liệt kê các động sản giống như trường hợp bất động sản mà pháp luật quy định động sản là các tài sản không phải là bất động sản.

Tính chất đặc thù

- Là những tài sản mà không thể di dời được

- Là những tài sản mà có thể di dời được

Đăng ký quyền tài sản

- Quyền sở hữu và các quyền khác đối với các tài sản là những bất động sản sẽ được đăng ký theo quy định của bộ luật dân sự 2015 về các luật khác có liên quan về đăng ký bất động sản

- Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản là các động sản không phải thực hiện đăng ký, trừ các trường hợp pháp luật quy định khác (ví dụ như xe thì phải đăng ký)

 

3. Những khái niệm liên quan đến bất động sản

3.1 Đầu tư bất động sản là gì?

- Đầu tư bất động sản được hiểu một cách tổng quát là hoạt động thu mua bất động sản.. Những người có tiềm lực tài chính cao, có nguồn vốn vững chắc sẽ đầu tư vào các dự án bất động sản thực hiện các hoạt động như chuyển nhượng, cho thuê, mua đi bán lại với mục đích sinh lời, thu lợi nhuận.

3.2 Môi giới bất động sản là gì?

- Đây là hoạt động liên kết với trung gian, người đứng giữa hai bên mua bán bất động sản, chuyển nhượng bất động sản.

Ảnh Môi giới bất động sản là gì?

- Các dự án như là: nhà ở, chung cư, các dự án đang thi công và sắp đưa vào sử dựng sẽ được các nhà môi giới bất động sản đứng giữa khách hàng và chủ đầu tư ký kết hợp đồng cho thuê hoặc chuyển nhượng dự án trên. Những người môi giới sẽ được hưởng một phần trăm hoa hồng nhất định tùy vào giá trị dự án được ký kết.

3.3 Quản lý bất động sản

- Chỉ các hoạt động với mục đích quản lý, quyết định đối với BĐS, khai thác theo uỷ quyền hợp pháp của chủ sở hữu.

3.4 Sàn giao dịch bất động sản là gì?

- Tất cả những giao dịch về chuyển nhượng, cho thuê, mua bán đều được diễn ra tại đây.

3.5 Tư vấn bất động sản là gì?

- Các hoạt động hướng dẫn, trợ giúp các bên tham gia mua bán, chuyển nhượng, cho thuê về BĐS liên quan.

- Hoạt động giới thiệu các dự án bất động sản, cho khách hàng thấy được lợi ích của bất động sản trong tương lai, thuyết phục khách hàng đầu tư bất động sản.

3.6 Bong bóng bất động sản là gì?

- Trong thị trường mua bán hay kinh doanh, bất cứ tài sản gì cũng sẽ có hiện tượng chênh lệch giữa các mức giá khi bị ảnh hưởng và tác động từ thị trường quốc tế. Trong BĐS cũng không ngoại lệ, nếu có hiểu biết về BĐS. Các bạn sẽ nghe qua cụm từ “bong bóng BĐS”.

- Đây là thuật ngữ nhằm biểu hiện giá trị bất động sản tăng quá mức đối với giá trị thực của nó hay còn được các chuyên gia gọi là giá trị ảo. Nếu bong bóng thổi quá căng so với kích thước thực của nó có thể chịu lực thì nó sẽ vỡ.

- Bất động sản cũng thế nếu bất động sản cứ tăng ở một ngưỡng nào đó vượt mức cho phép nó sẽ bị chững lại. Nó không thể tăng mà còn có thể giảm giá không phanh lúc đó thị trường bất động sản sẽ vỡ.

4. Một số thuật ngữ tiếng anh liên quan đến bất động sản

- Bên cạnh việc tìm hiểu bất động sản tiếng anh là gì?. Thì chúng ta hãy tìm hiểu thêm về những thuật ngữ tiếng anh phổ biến liên quan đến bất động sản.

Ảnh Thuật ngữ tiếng anh liên quan đến bất động sản

+ As - is: Nguyên trạng: Nó nghĩa là các bất động sản sẽ trạng thái ban đầu mà không qua sửa chữa.

+ Buyer’s agent/listing agent: Một chuyên gia bất động sản được cấp phép đại diện cho lợi ích cho người mua bằng cách thương lượng thay mặt cho người mua đó để có được mức giá tốt nhất.

+ Closing – chốt thương vụ: Giai đoạn ký kết của tất cả các bên như bên mua, bên bán, bên cho vay trên tất cả các giấy tờ bắt buộc. Cũng trong giai đoạn này các khoản tiền sẽ được chuyển. Sau khi tất cả các hạng mục này được hoàn thành, khi đó người mua sẽ được quyền sở hữu tài sản và được coi là chủ nhà mới.

+ Closing costs – Chi phí kết thúc: Đây là các khoản chi phí nằm ngoài giá bất động sản mà người mua và người bán thường phải chịu để hoàn thành một giao dịch bất động sản, chẳng hạn như phí thẩm định, phí luật sư và phí giám định. Các chi phí kết thúc này thường được thanh toán tại thời điểm kết thúc giao dịch bất động sản.

+ Days on market (DOM) – Số ngày có mặt trên thị trường: DOM nghĩa là số ngày kể từ ngày bất động sản được niêm yết của các nhà môi giới bất động sản cho đến ngày người bán ký kết hợp đồng bất động sản với người mua.

+ Due diligence – Thẩm định: Khoảng thời gian thẩm định có thể có trong hợp đồng mua bán, là khung thời gian được cung cấp cho người mua để kiểm tra toàn bộ tài sản, thường bằng cách thuê các chuyên gia kiểm tra tài sản, thực hiện các thử nghiệm, … để người mua có thể quyết định về cách tiến hành.

+ Conventional sale – Bán hàng thông thường: Bán thông thường là khi tài sản được sở hữu hoàn toàn (không còn thế chấp) hoặc khoản thế chấp ít hơn so với giá trị của tài sản trên thị trường. Bán hàng thông thường là các giao dịch suôn sẻ hơn so với bán hàng không thông thường, chẳng hạn như tịch thu nhà, bán hàng liên quan đến chứng thực di chúc và bán khống.

+ Land lease  - Cho thuê đất: Thông thường, khi bạn mua một ngôi nhà, bạn sở hữu ngôi nhà và mảnh đất mà tài sản được xây dựng trên đó. Có một số trường hợp liên quan đến hợp đồng thuê đất, có nghĩa là bạn sẽ sở hữu nhà trong khi trả tiền thuê đất cho chủ đất.

+ Probate sale - Bán chứng thực: Mua bán theo di chúc xảy ra khi chủ nhà mất đi mà không viết di chúc hoặc để lại tài sản cho ai đó. Trong những tình huống như vậy, tòa án chứng thực di chúc sẽ ủy quyền cho một luật sư về di sản, hoặc người đại diện khác, thuê một công ty bất động sản để bán nhà. Quá trình này thường sẽ phức tạp hơn một chút và do đó sẽ mất nhiều thời gian hơn so với bán hàng thông thường.

+ Rent-back - Cho thuê lại: Cho thuê lại đề cập đến một thỏa thuận theo đó người mua, hiện là chủ nhà mới, đồng ý cho phép người bán, thuê lại nhà sau khi bán. Các điều khoản được thương lượng trước khi tình huống xảy ra và thường sẽ bao gồm tiền đặt cọc cho thuê, giá thuê và khoảng thời gian thuê.

+ Short sale – Bán khống: Trong một cuộc mua bán khống, tài sản được bán với giá thấp hơn khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản. Việc bán khống thường do nguyên nhân chủ nhà đang gặp khó khăn về tiền bạc, thị trường bất động sản đang ở trong tình trạng ảm đạm hoặc cả hai yếu tố trên. Hầu hết các quy trình phê duyệt bán khống của các bên cho vay đều kéo dài, đòi hỏi nhiều thời gian để kết thúc hơn so với giao dịch mua bán truyền thống.

+ Trust sale – Bán ủy thác: Bán ủy thác có nghĩa là tài sản được bán bởi một người được ủy thác của một quỹ tín thác sống, chứ không phải tư nhân. Điều này xảy ra khi chủ nhà ban đầu đã qua đời hoặc đã gửi tài sản của họ vào một quỹ tín thác sống.

+Debt-to-income ratio – Tỷ lệ nợ trên thu nhập: Tỷ lệ nợ trên thu nhập, hoặc DTI, là con số được người cho vay thế chấp sử dụng, được xác định bằng tổng nợ với chi phí phải trả hàng tháng, chia cho tổng thu nhập hàng tháng của bạn và nhân với 100. Điều này giúp người cho vay xác định khả năng chi trả dựa trên các chương trình cho vay hiện có của họ, và giúp họ ước tính số tiền bạn có thể đủ khả năng trả hàng tháng cho một khoản thế chấp.

+ Seller disclosure – Bản tiết lộ của người bán: Bản tiết lộ của người bán, còn được gọi là bản công bố tài sản, là một tài liệu mà người bán bắt buộc phải cung cấp cho người mua về mặt pháp lý. Bản tiết lộ của người bán là một văn bản pháp lý bảo vệ cả người bán và người mua. Nó bảo vệ người mua bằng cách cho họ biết trước về các vấn đề hoặc khiếm khuyết của ngôi nhà và tài sản xung quanh có thể mắc phải. Đồng thời nó cũng bảo vệ người bán khỏi các vụ kiện tụng từ người mua sau khi bán nếu việc tiết lộ của người bán được hoàn thành một cách chính xác.

+ Seller concession – Nhân nhượng giá bán: Khi mua một tài sản, có rất nhiều chi phí tài chính phải trả để hoàn tất giao dịch. Khi có sự nhân nhượng về giá bán, người bán sẽ thanh toán một phần hoặc toàn bộ chi phí này để khuyến khích người mua. Điều này giúp giảm chi phí cho người mua và cũng giúp người bán bán được tài sản nhanh hơn.

Qua nội dung ở trên giúp cho chúng ta có thêm kiến thức liên quan đến bất động sản. Hãy theo dõi thêm nhiều thông tin liên quan đến bất động sản trên trang Batdongsan.Co - một giải pháp chuyên cung cấp đầy đủ thông tin về sự kiện, dự án, các xu hướng nhà ở giúp cho mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.