Hiện nay, bất động sản là thuật ngữ rất quen thuộc đối với chúng ta nhưng chưa chắc gì chúng ta đã hiểu hết về bất động sản. Vậy bất động sản là gì?, Bất động sản có những loại hình nào? bất động sản có những đặc điểm gì? Kinh doanh bất động sản là gì? Và pháp luật có những quy định gì về bất động sản?. Nội dung dưới đây sẽ cho bạn thêm kiến thức về bất động sản.
1. Bất động sản là gì?
- Bất động sản là một thuật ngữ chỉ những tài sản không thể di dời được, tách rời khỏi mặt đất. Có thể hiểu đơn giản như là: nhà ở, các công trình xây dựng,.. đều được xem là bất động sản. Các dạng cư trú có thể tách rời, di chuyển được như nhà tạm bợ, nhà di động,… thì không phải là bất động sản.
- Luật Dân sự Việt Nam năm 2005 định nghĩa rằng: “Bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định”.
- Trong lĩnh vực kinh doanh, bất động sản được xem như là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư. Muốn đầu tư vào bất động sản đòi hỏi các nhà đầu tư phải có kiến thức sâu rộng và tài chính cao. Mỗi bất động sản đều tiềm ẩn những rủi ro khác nhau nhưng nếu thành công các nhà đầu tư sẽ có một lợi nhuận khổng lồ.
2. Loại hình bất động sản
Bất động sản có 3 loại hình cơ bản sau:
Ảnh Loại hình bất động sản
+ Bất động sản xây dựng: Nhà đất, công trình thương mại, trụ sở làm việc, cơ sở hạ tầng,..
+ Bất động sản không đầu tư xây dựng: Thường là các loại đất nông nghiệp dưới dạng tư liệu sản xuất, chưa được đầu tư theo quy mô như là: Đất rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất chưa qua sử dụng,...
+ Bất động sản đặc trưng: Bao gồm nhóm các công trình có tính chất văn hóa, di sản như công trình bảo tồn quốc gia, đền miếu, chùa chiền, nhà thờ,… Nhóm bất động sản này gần như không tham gia vào thị trường giao dịch hoặc có tỷ lệ tham gia rất thấp.
3. Bất động sản có những đặc điểm gì?
Bên cạnh những loại hình bất động sản, thì bất động sản có những đặc điểm riêng biệt và dễ nhận biết
3.1 Tính cá biệt và khan hiếm
- Bất động sản có tính chất liên quan đến đất đai nên có tính chất khan hiếm. Bởi đất là tài nguyên có hạn và dần trở nên ít đi vì đất nước đang trong quá trình đô thị hóa. Các nhà đầu tư không ngừng xây dựng các tòa nhà cao tầng, chung cư và nhà ở đều này làm cho diện tích đất ngày càng bị hạn chế.
- Do không thể di dời bất động sản, kết hợp với sự khan hiếm khiến chúng được còn coi là “hàng hóa” có tính cá biệt. Bên cạnh đó, sự cá biệt còn bởi vị trí, các yếu tố tác động tới từng tài sản bất động sản là khác nhau, tính chất bất động sản cũng là không tương đồng.
3.2 Tính lâu bền
- Bất động sản có tính lâu bền rất cao và gần như không thể phá hủy ( ngoại trừ bất động sản bị phá hủy bởi thiên tai). Những tài sản liên quan đến bất động sản như là nhà ở, công trình,... cũng có thể tồn tại vài chục năm hoặc lâu hơn. Nếu xảy ra hư hỏng gì thì có thể sửa chữa, nâng cấp và tái sử dụng.
- Do tính lâu bền của bất động sản được tính theo tuổi thọ của các tài sản có liên quan như nhà ở, các kiến trúc cao tầng,...Trong đó tuổi thọ bất động sản được chia thành “ tuổi thọ kinh tế” và “tuổi thọ vật lý”.
+ Tuổi thọ kinh tế ngắn hơn so với tuổi thọ vật lý có thể chấm dứt ngay khi hoạt động thị trường của bất động sản giảm xuống.
+ Tuổi thọ vật lý mang lại lợi ích dài hạn và giá trị kinh tế cao hơn. Vì nó chỉ chấm dứt ngay khi công trình kiến trúc đó bị hư hại và không thể khắc phục được nữa.
- Nhờ đặc tính bền lâu, tài sản bất động sản được ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau, phong phú, đa dạng và không bao giờ vơi cạn.
3.3 Tính tương tác và chịu ảnh hưởng lẫn nhau
- Bất động sản là loại hàng hóa có thể tương tác và chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Sự thay đổi giá trị của một bất động sản nào đó cũng có thể làm tăng hoặc giảm những bất động sản khác. Đây là tính chất mà các nhà đầu tư hay tận dụng để tăng giá bất động sản đem lại thêm giá trị cho kinh tế.
- Ví dụ: Trong một dự án nhà đất, khi hệ thống cầu đường, cảnh quan được sửa chữa, nâng cấp, tăng tính tiện nghĩ sẽ giúp giá mua/bán địa ốc tại khu vực đó thu hút khách hàng và có mức giá hấp dẫn hơn.
4. Kinh doanh bất động sản là gì?
- Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng, cho thuê lại hoặc cho thuê mua bất động sản, thực hiện môi giới, dịch vụ sàn bất động sản, giao dịch bất động sản nhằm mục đích sinh lời.
Ảnh Kinh doanh bất động sản là gì?
- Kinh doanh bất động sản đòi hỏi chúng ta phải có sự hiểu biết sâu rộng về bất động sản và có tầm nhìn về sự phát triển của bất động sản trong tương lai. Từ đó đưa ra quyết định đầu tư bất động sản đúng đắn.
5. Làm thế nào để kinh doanh bất động sản có hiệu quả?
- Bất cứ ai khi mới bước vào thị trường bất động sản đều sẽ gặp những khó khăn ban đầu. Tuy nhiên, nếu có một lượng kiến thức về bất động sản thì sự khó khăn đó cũng được giảm bớt phần nào.
- Để kinh doanh bất động sản có hiệu quả, các nhà đầu tư có những bí quyết kinh doanh riêng của họ. Nhưng cơ bản thì các nhà đầu tư thường sẽ tập trung vào yếu tố:
+ Nghiên cứu thị trường kỹ càng.
+ Xây dựng thương hiệu vững chắc và truyền thông hiệu quả
+ Xây dựng một kế hoạch kinh doanh rõ ràng và cụ thể
5.1 Nghiên cứu thị trường kỹ càng
- Bước đầu tiên khi triển khai bất kỳ hoạt động kinh doanh nào điều là nghiên cứu thị trường. Tại thị trường bất động sản, nhà đầu tư nào cũng phải biết đối tượng khách hàng và phân khúc thị trường của mình. Không những thế, các nhà đầu tư còn phải nhận biết đối thủ cạnh tranh của mình là ai. Nghiên cứu thị trường sẽ giúp các nhà đầu tư định vị được thương hiệu, khách hàng tiềm năng và những yếu tố liên quan đến tiềm năng của dự án bất động sản.
5.2 Xây dựng thương hiệu vững chắc và truyền thông hiệu quả.
- Việc truyền thông và xây dựng thương hiệu sẽ giúp các nhà đầu tư có thêm uy tín, vị trí và chỗ đứng vững chắc hơn trong lòng khách hàng. Trong lĩnh vực bất động sản, thương hiệu mà các nhà đầu tư cần hướng đến là sự rõ ràng, minh bạch và trung thực, quản trị và xây dựng mối quan hệ với khách hàng, cho khách hàng thấy điều khách hàng nhận lại được là những đầu tư có giá trị từ những gì bạn mang đến.
5.3 Xây dựng một kế hoạch kinh doanh rõ ràng và cụ thể
- Một bản kế hoạch kinh doanh tốt là một bản kế hoạch có mục tiêu rõ ràng cụ thể. Hoạt động kinh doanh có thuận lợi hay không là nhờ vào việc xây dựng kế hoạch có tốt hay không.
- Đồng thời, những kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp các nhà đầu có những dự án khả thi và có tỷ lệ thành công cao. Có thể dùng những kế hoạch này để xin tài trợ từ người cho vay hay những nhà đầu tư.
6. Những quy định về bất động sản
6.1 Ranh giới giữa các bất động sản
- Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Ranh giới cũng được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không bị tranh chấp.
- Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
- Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
- Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
(Điều 175 bộ luật dân sự 2015)
6.2 Mốc giới ngăn cách các bất động sản
- Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
Ảnh Chủ sở hữu chỉ được làm tường hoặc trồng cây trên đất của mình
- Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
- Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.
- Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
- Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.
- Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
(Điều 176 bộ luật dân sự 2015)
6.3 Trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề
- Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.
(Điều 178 bộ luật dân sự 2015)
Trên đây là những kiến thức cơ bản về bất động sản. Mong rằng nó sẽ giúp mọi người có thêm hiểu biết hơn về thị trường bất động sản.
Hãy theo dõi thêm nhiều thông tin liên quan đến bất động sản trên trang Batdongsan.Co - một giải pháp chuyên cung cấp đầy đủ thông tin về sự kiện, dự án, các xu hướng nhà ở giúp cho mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.